
Thái Bình – Nhân dịp kỷ niệm 112 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3, PV Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà báo Nguyễn Công Liêm – nguyên Trưởng phòng Thời sự – Chính trị (Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình) về những đóng góp, hi sinh lớn lao của lớp lớp thế hệ phụ nữ, những người mẹ, người vợ quê lúa sau những cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
Dù đã về hưu gần chục năm nay, tuy vậy nhà báo Nguyễn Công Liêm vẫn không cho phép bản thân nghỉ ngơi. Hàng ngày ông vẫn đeo cặp, đi đó đây để viết, để chia sẻ với những người lính, cựu chiến binh giữa thời bình và những câu chuyện về thân nhân của họ. Trong đó, những câu chuyện về người mẹ mất con, người vợ mất chồng hay hậu quả, di chứng nặng nề của chiến tranh luôn thấm đẫm nước mắt, của sự khổ đau nhưng thật mạnh mẽ, kiên cường.
Ông kể, ngày 30.4.1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Bắc – Nam sum họp một nhà, kết thúc 21 năm kháng chiến chống Đế quốc Mỹ của dân tộc, trên 30.000 bà mẹ và trên 11.000 chị phụ nữ ở Thái Bình không thể có được hạnh phúc đón chồng, con trở về.
“774 bà mẹ có người con độc nhất đã nằm lại chiến trường, 102 bà mẹ có từ 3 đến 4 người con đã hóa thân vào lòng Tổ quốc, trên 200 chị mới được yêu mà chưa có nụ hôn đầu, mãi không bao giờ được nhận nụ hôn nồng thắm, 791 phụ nữ chưa đầy tuần bên chồng và chưa có được đứa con đã mãi không được đón chồng trở về xây tổ ấm.
Kết thúc chiến tranh, cả nghìn phụ nữ quê lúa tuy may mắn hơn được đón chồng trở về nhưng lại tiếp tục phải chấp nhận thảm họa đau thương, khi chồng và những đứa con bị nhiễm chất độc da cam đi-ô-xin, là những lần trở dạ với những quái thai, dị dạng”, nhà báo Công Liêm, nói.

Không phải ngày 8.3 mà sáng nào cũng vậy, chiều nào cũng thế. Một ngày, một tuần, một tháng, một năm… trong suốt 53 năm qua, cụ Hà Thị Lạc (trú thôn Phú Vinh, xã Đồng Phú, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) vẫn hay đứng chống tay dựa cửa, mắt đăm đắm nhìn xa xăm…
Người làng thương cụ Lạc và hỏi cụ “sao lại cứ đứng và nhìn như vậy?”, cụ khẩn khoản thốt lên một tiếng thở dài: “Tôi đứng chờ ông Đản về đón tôi đi…”.
Nghe cụ Lạc nói ai cũng phải rơi nước mắt. Ở tuổi 87 gần đất xa trời, cụ là vợ liệt sỹ Phạm Văn Đản, tuy không còn minh mẫn nhưng vẫn đau đáu ngóng mộ chồng. Thi thoảng cụ Lạc lại nói như mê sảng: “Tìm thấy mộ ông ấy rồi, ở mãi tận Quảng Ngãi cơ! Xa lắm, cả nghìn cây số cơ mà. Nay mai đưa ông ấy về là tôi xong phận sự làm vợ rồi tìm lối theo ông ấy về với cõi tiên”.
Hay như câu chuyện về bà Bùi Thị Mậu (77 tuổi, trú thôn Hưng Đạo Tây, xã Đông Quang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) từng là kiện tướng làm bèo hoa dâu, Bí thư Đoàn thanh niên xã Đông Quang năm 1971 – người phụ nữ có chồng là nạn nhân da cam đi-o-xin Bùi Văn Ơn đã mất. Hiện bà Bùi Thị Mậu đang sống cùng bệnh viêm khớp gói và nuôi hai người con tâm thần, dị dạng. Dù bất hạnh, cơ cực nhưng bà vẫn cố gắng sống, trở thành điểm tựa cuối cùng cho các con không may mắn phải chịu di chứng quái ác của thảm họa da cam.

“10 lần vượt cạn là 10 lần sinh ra những đứa con dị dạng, quái thai và thiểu năng trí tuệ, những tưởng bà Lê Thị Liên – vợ của cựu chiến binh Lê Văn Bính ở thôn Hưng Nhượng (xã Vũ Hội, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) sẽ không gượng dậy được và gục ngã hẳn. Nhưng bà Liên đã kiên cường vượt qua bất hạnh, vượt qua nỗi đau da cam, vẫn sống và sát cánh cùng chồng con”, nhà báo Công Liêm ngậm ngùi kể về hoàn cảnh bất hạnh, bi ai của một người phụ nữ quê lúa khác.
Và còn rất, rất nhiều những câu chuyện khác xoay quanh chủ đề hi sinh, mất mát, đau thương của phụ nữ Thái Bình ngay giữa thời bình, khi chiến tranh đã đi qua nhiều chục năm.
Những người phụ nữ quê hương chị Hai 5 tấn chính là minh chứng sống tiêu biểu, rõ ràng nhất đại diện cho lớp lớp thế hệ phụ nữ Việt Nam “Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang”.
Nguồn:
https://laodong.vn/xa-hoi/chuyen-ve-nhung-nguoi-phu-nu-thai-binh-bat-hanh-nhung-kien-cuong-1021428.ldo
Đang được quan tâm
Đại học Y Thái Bình miễn toàn bộ học phí cho thí sinh ’10 năm cõng bạn đến trường’
Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo vừa cho hay thí sinh Ngô Minh Hiếu, chàng trai đã 10 năm cõng bạn đến lớp trong
“Đột nhập” nơi riêng tư của Sơn Tùng MTP
Sơn Tùng là một ca sĩ được nhiều bạn trẻ yêu thích với những ca khúc hàng trăm triệu view, sau nhiều năm hoạt động trong
Công an tỉnh Thái Bình liên tiếp đấu tranh, trấn áp tội phạm ma túy
THÁI BÌNH – Sáng 2.3, trao đổi với PV Lao Động, một vị lãnh đạo Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy –
Đoàn Văn Hậu kiến tạo bàn thắng quyết định, Jong Heerenveen tràn trề cơ hội vô địch
Không ra sân thi đấu ở đội hình 1 CLB SC Heerenveen, nhưng ở đội trẻ thì Đoàn Văn Hậu ngày càng thể hiện vai trò
Người vào Thái Bình phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2
Người vào tỉnh Thái Bình phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính, nếu không sẽ được đưa đi cách ly tập trung để làm
Nhan sắc của hot girl bóng chuyền Thu Hoài sinh ra tại đất bóng chuyền Thái Bình
Hot girl bóng chuyền Thu Hoài sinh ra tại quê hương Thái Bình, cùng làng với hai tuyển thủ rất nổi tiếng của bóng chuyền Việt
Nữ nhân viên quán karaoke bị lột đồ, tra tấn dã man ở Thái Bình
Nữ nhân viên làm việc ở quán karaoke (Thái Bình) đã bị một nhóm người đánh, cắt tóc, cởi đồ…rồi quay lại clip đăng lên mạng
Thái Bình:Thiếu tá quân đội tử vong bất thường trong khách sạn
TPO – Ngửi thấy mùi hôi thối phát ra từ một căn phòng, quản lý khách sạn ở phường Tiền Phong (TP Thái Bình) cùng các
Thái Bình: Triệt phá xới bạc gây bức xúc dư luận
Đây là vụ đánh bạc thứ 2 được công an huyện Thái Thụy triệt phá từ Tết nguyên đán Canh Tý đến nay. Ngày 14.2, Cơ
Tài xế taxi chở người nhiễm COVID-19 ở Thái Bình có kết quả âm tính với SARS-CoV-2
Theo lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Đông Hưng (Thái Bình), anh N.V.L, lái xe taxi chở người dương tính với COVID-19 đã có kết
Đang được quan tâm
Sắp xét xử vụ con nuôi Đường Nhuệ đập nát chân đối thủ ở Thái Bình
Tasco và 6 trạm BOT sẽ bị dừng thu phí do chậm thu phí tự động
Thái Bình : U80 khởi nghiệp từ đam mê thảo dược
Sáng 19/11: Gần 4.500 bệnh nhân Covid-19 nặng đang điều trị
Huy động đủ nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ NMNĐ Thái Bình 2